Trong phần đầu tiên của bài viết, chúng ta đã cùng điểm qua ba chỉ số đo lường quan trọng của Instagram Story (chỉ số khám phá, chỉ số điều hướng và chỉ số tương tác), cũng như nắm vững các cách xem chỉ số phổ biến. Vậy trong phần hai này, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá về điều gì?
Đó chính là các cách đo lường về hiệu suất của hashtag, mức độ tương tác, lượt truy cập vào Instagram Story,… Và đặc biệt chính là cách để tối ưu hoá các chiến lược trên Story.
Những chỉ số đo lường khác trên Instagram Story
Cách đo lường hiệu suất của hashtag và vị trí nhãn dán trên Instagram Stories
Hình dán story trên Instagram bao gồm các thẻ hashtag, vị trí, mention (đề cập đến) và thẻ sản phẩm. Nói cách khác, nhãn dán về cơ bản là các thẻ mà người xem có thể nhấn để xem các nội dung liên quan. Giống như các thẻ ở những địa điểm khác, những nhãn dán này cũng có thể giúp story của bạn tiếp cận với nhiều khán giả hơn.
Các lần nhấn vào sticker được tính là tương tác và có thể được tìm thấy trong mục Interactions (Tương tác). Nếu bạn chưa sử dụng bất kỳ nhãn dán nào, bạn sẽ không thấy chỉ số này.
Cách đo lường mức độ tương tác trên Instagram Stories
So sánh phạm vi tiếp cận với số lượng người theo dõi
Chia phạm vi tiếp cận của story cho lượng người theo dõi, sau đó đánh giá phần trăm người theo dõi đang xem story của bạn. Nếu một trong những mục tiêu của bạn là thu hút người theo dõi hoặc nâng cao nhận thức, bạn cần chú ý đến chỉ số này.
Công thức: Tổng phạm vi tiếp cận/ Số lượng người theo dõi * 100
Trong một cuộc phỏng vấn trên Instagram Live, James Nord – người sáng lập nền tảng tiếp thị người ảnh hưởng Fohr và Matthew Kobach – giám đốc truyền thông xã hội và kỹ thuật số của Sở giao dịch chứng khoán New York, cho biết:
Nếu bạn cho rằng con số này là thấp, hãy cân nhắc việc quảng cáo story của bạn bằng một bài đăng trên Instagram.
So sánh phạm vi tiếp cận với các tương tác
Chia tổng số tương tác cho tổng phạm vi tiếp cận để xem phần trăm người xem đã hành động sau khi xem story của bạn.
Công thức: Tổng số tương tác/ Tổng phạm vi tiếp cận * 100
So sánh phạm vi tiếp cận với một tương tác chính
Tập trung vào tương tác phù hợp nhất với mục tiêu của bạn. Nếu lời gọi hành động của bạn là “Theo dõi chúng tôi”, hãy chia số lượt theo dõi theo phạm vi tiếp cận. Điều này sẽ cho bạn biết phần trăm người xem đã thực hiện hành động sau khi xem story.
Công thức: Tương tác chính/ Tổng phạm vi tiếp cận * 100
Mẹo: Dù bạn chọn cách nào để đo lường mức độ tương tác, hãy đảm bảo cho sự nhất quán. Bằng cách đó, bạn có thể so sánh công bằng và xem điều gì thực sự hiệu quả và điều gì không.
Cách đo lường mức độ khám phá Story trên Instagram
Khả năng khám phá rất khó để đo lường trên Instagram Stories, vì Instagram không phân biệt giữa tài khoản Instagram theo dõi bạn và tài khoản không theo dõi bạn.
Phạm vi tiếp cận cho bạn biết có bao nhiêu người đang xem story của bạn. Nhưng để đi sâu vào khám phá, hãy theo dõi số lượt truy cập hồ sơ, số lượt theo dõi và số lần nhấp vào trang web. Các chỉ số này đo lường được những người xem có khả năng không theo dõi bạn, nhưng thích story. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan tâm đến chỉ số share (chia sẻ), đây là cách tuyệt vời để khám phá và thúc đẩy lượt theo dõi tài khoản Instagram.
Gần đây, Instagram đã giới thiệu đến người dùng Growth Insights (Thông tin chi tiết về tăng trưởng), cho phép bạn xem story và bài đăng nào thu hút được nhiều người theo dõi nhất. Để kiểm tra những thông tin chi tiết này, hãy chuyển đến tab đối tượng trong thông tin chi tiết về Instagram. Cuộn xuống mục tăng trưởng, nơi bạn sẽ tìm thấy biểu đồ hiển thị những thay đổi của người theo dõi theo các ngày trong tuần.
Bạn cũng có thể kiểm tra số lượng người xem story được liên kết với các nhãn dán của bạn trong mục người xem. Tuy nhiên, dữ liệu này chỉ có sẵn trong 14 ngày, do vậy nếu muốn biết chính xác về lượng người đã xem, bạn cần chú ý về mặt thời gian.
Cách đo lưu lượng truy cập từ Instagram Stories
So với hầu hết các mạng xã hội hiện nay, Instagram dường như là ứng dụng duy nhất không cung cấp nhiều địa điểm để tham khảo lưu lượng truy cập bên ngoài ứng dụng. Các thương hiệu thường bị mắc kẹt với lời kêu gọi hành động “liên kết trong tiểu sử” cho đến khi nền tảng này tung ra tính năng Swipe Up (vuốt lên) cho story.
Thật khó để đo lường có bao nhiêu người Vuốt lên. Cách tốt nhất để làm điều đó là thêm thông số UTM. Đây là những mã ngắn bạn thêm vào URL để bạn có thể theo dõi khách truy cập trang web và nguồn lưu lượng truy cập.
Mẹo: Đánh dấu story bằng phần tin nổi bật bên trong tài khoản của bạn.
Bạn cũng có thể theo dõi lượt truy cập trang web, chỉ số này sẽ cho biết số người truy cập liên kết trong tiểu sử của bạn sau khi xem story.
Cách đo lường chỉ số hoạt động tích cực của khách hàng
Story trên Instagram chỉ hiển thị trong 24 giờ, trừ khi bạn thêm chúng vào mục nổi bật của mình. Vì vậy, bạn nên lựa chọn giờ đăng, khi mà những người theo dõi tài khoản của bạn đang hoạt động tích cực nhất. Hãy làm theo các bước sau:
- Từ ứng dụng Instagram, hãy tìm và mở mục Insights .
- Nhấp vào tab đối tượng. Cuộn xuống phần người theo dõi .
- Chuyển đổi giữa giờ và ngày. Xem số liệu để biết được thời gian hoạt động tích cực nhất của những người đang theo dõi bạn.
Cách theo dõi chỉ số của những story mà bạn được gắn thẻ
Instagram gần đây đã giúp các tài khoản người sáng tạo và doanh nghiệp theo dõi các lượt đề cập đến trong story dễ dàng hơn.
Giờ đây, bạn có thể xem bất kỳ story nào đề cập đến bạn ở đầu tab Hoạt động. Để truy cập, hãy nhấn vào biểu tượng trái tim, sau đó nhấn vào mục đề cập trong story. Từ đó, bạn có thể xem từng bài đăng, và thêm chúng vào story của riêng mình.
Cách tối ưu hóa chiến lược Instagram Story
Tìm những nội dung đang hoạt động hiệu quả
Việc theo dõi Insight trên Instagram theo các khoảng thời gian trong ngày sẽ giúp bạn xác định được những bài đăng đang mang lại được hiệu quả nhất. Nếu bạn phát hiện ra những bức ảnh và video nổi bật hơn những story khác, hãy tìm cách để tạo lại nó.
Biến những ý tưởng thành công thành những concept khác nhau. Tổ chức các cuộc thăm dò hay những câu đề theo nhiều chủ đề khác nhau, hoặc thậm chí bạn cũng có thể quay những nội dung về các bài hướng dẫn theo một series định kỳ. Ví dụ: Thương hiệu Culture Hijab đã đăng các bài hướng dẫn thường xuyên về các cách sử dụng khăn trùm đầu khác nhau.
Story là một nơi lý tưởng để thử nghiệm và học hỏi, vì vậy, bạn đừng quá lo lắng. Nếu như ý tưởng thử nghiệm của bạn hôm nay chưa đem lại hiệu quả, hãy thử lại một ý tưởng khác vào ngày mai, bởi story sẽ biến mất trong một ngày.
Lắng nghe những phản hồi từ khán giả
Dữ liệu định tính cũng quan trọng như định lượng. Nếu bạn đang sử dụng các cuộc thăm dò ý kiến, các câu đố hay nhưng câu hỏi để thu hút khán giả của mình, hãy chú ý đến phần trả lời của họ.
Bạn cũng có thể sử dụng phản hồi để truyền cảm hứng cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung mới của mình. Người dùng thích được lắng nghe tiếng nói của họ. Một ví dụ gần đây nhất chính là về Bảo tàng Nghệ thuật Hạt LA. Gần đây, họ đã thực hiện một cuộc thăm dò yêu cầu người xem chia sẻ nội dung giúp họ giảm căng thẳng. Kết quả nhận được thì hầu hết đó chính là Mèo – một vật nuôi trong nhà.
Tìm hiểu cách mọi người muốn giao tiếp với bạn
Ngoài nhãn dán, sự phản hồi hay nút gọi, thì còn có rất nhiều cách khác để người theo dõi liên hệ với bạn.
Để kiểm tra xem chỉ số nào nổi bật hơn, hãy quan tâm đến cuộc gọi, nhắn tin và email. Nếu bạn nhận được nhiều email hơn cuộc gọi, hãy điều chỉnh lại lời kêu gọi hành động. Từ đó, doanh nghiệp bạn có thể nhận được nhiều lượt đặt chỗ cũng như đặt hàng hơn.
Chỉ là một tuỳ chỉnh nhỏ, nhưng nó tương đối là quan trọng và cần thiết. Đôi khi những điều này còn mang tính thế hệ, như là những người thuộc thế hệ Millennials thường có thói quen tránh các cuộc gọi đến, hoặc những vị khách hàng không muốn nói tiếng địa phương, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được liên hệ qua email.
Đừng bỏ qua các câu trả lời. Nếu mọi người đang truy cập vào phần tin nhắn trên Instagram. Với các tài khoản chuyên nghiệp, Instagram cung cấp cho họ quyền truy cập vào hai hòm thư cùng một lúc. Bạn có thể di chuyển thư giữa tab chính và tab chung để đảm bảo trả lời với người dùng đúng lúc và kịp thời.
Kết luận
Hy vọng với những nội dung vừa kể trên, doanh nghiệp bạn đã có thể tự tin hơn khi sử dụng Instagram Story. Hãy nhanh chóng biến nền tảng này trở thành một kênh chính để hỗ trợ doanh nghiệp trong các chiến lược truyền thông và làm gia tăng doanh thu.