Đây là bài viết nền tảng về internet: website, các nền tảng web và các hoạt động marketing online tổng quan được viết ngắn gọn và đơn giản. Tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ vì khá nhiều điều thú vị về thế giới mạng internet mà mình truy cập hàng ngày nhưng chưa biết đấy:
1. WEBSITE
Con người cơ bản là con lười. vì lười nên sau cả mấy nghìn năm tính toán bằng trí não mới nảy ra cái nhu cầu có-gì-đó thay mình làm chuyện tính toán này. ngành điện toán ra đời như vậy với một cái phần cứng (để cầm nắm ngó coi) và phần mềm để chứa-dữ-liệu được thiết-lập-sẵn.
Nhưng tính toán thôi không đủ, người ta thấy rằng còn có thể đi xa hơn thế với hai thứ phần-cứng (hardware) và phần-mềm (soft/ware). ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính phát triển trên nền tảng như vậy.
Con người không chỉ là con lười mà còn một cố tật nữa là thích kết nối với vũ trụ. từ thuở xa xưa để kết nối với nhau, con người đã tạo ra vô số phương thức giao tiếp dựa trên phát triển ngôn ngữ, ghi lại ngôn ngữ (chữ viết, ví dụ như Tiếg Việt) và các cách thức luân chuyển thông tin như thư tín, sách, báo, tv,… sau này là điện thoại, tin nhắn. ngành viễn thông (và cả truyền thông đại chúng) được xây dựng trên nền tảng như vậy.
Lười và ham giao tiếp là chất xúc tác mạnh mẽ để con người phát triển những thứ liên quan đến công nghệ. từ những chiếc máy tính thô sơ năm 1950s đến thời kỳ huy hoàng của máy tính 1970s (mấy lão Gate, Jobs, Joys,… đều hai mươi tuổi trong kỷ hoàng kim này), sau đó là 1990s kỷ nguyên của phần-mềm.
Trong những năm 70s, con người thấy việc những cái máy tính cũng có nhu cầu chia sẻ dữ-liệu cùng nhau, thế là họ tìm cách đấu nối các máy tính lại, ban đầu là các máy cùng một hệ thống mà chúng ta gọi là LAN (local area network), sau đó là WAN (wide area network) – những chiếc máy tính không cùng hệ thống, tức là ở xa xa nhau. đây cũng chính là lý thuyết cho cái gọi là internet, kết nối tất cả những chiếc máy tính trên toàn cầu trong một mạng lưới để chia sẻ tài nguyên aka dữ-liệu. tất cả đều dựa trên nguyên lý máy chủ (server), máy con (client), thiết bị kết nối, phương thức kết nối.
Trên internet, người ta có giao thức TCP/IP, quy định chung về phương thức giao tiếp (truyền thông). để có thể chia sẻ dữ-liệu, ban đầu người ta có ftp và sau đó là www (world wide web).
www nôm na là một dịch vụ chạy trên internet, một dạng mạng lưới thông tin để nhiều thiết-bị (phần-cứng) có thể kết nối vào và chia sẻ dữ-liệu. dữ-liệu được tải lên một nơi chứa dữ liệu mà chúng ta quen gọi là website. website là gì? đơn giản là một phần-mềm chạy được trên www và dĩ nhiên là nằm trong môi trường internet. Sau này còn có những dạng phần-mềm khác cũng chạy trong môi trường internet, chia sẻ dữ liệu qua các phần-cứng có tên gọi là smartphone. các phần mềm này chúng ta gọi là mobile app.
Nói chung là nói một hồi sẽ lẫn cbn lộn hết. chung quy, mọi thứ web/app này nọ chỉ là những nền-tảng chứa đựng dữ-liệu. dữ-liệu không chỉ là nội dung mà còn là các hành động tương tác qua lại được lưu trữ dưới dạng lịch sử giao tiếp. dữ-liệu còn là hồ sơ của người sử dụng, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bởi vì www là mạng lưới dữ-liệu quá lớn rộng, thành thử mọi hoạt động trực tuyến hầu như đều diễn ra trên này, cho dù là với phương thức nào (mail, website, search, social network,…). search engine cơ bản cũng chỉ là một phần-mềm chạy trên nền tảng web, với mục đích là tìm kiếm, phân tích, tổ chức dữ-liệu theo từ khoá (keyword) và sắp xếp thứ hạng các website có chứa từ khoá đó theo thứ tự ưu tiên là chỉ số uy tín. có rất nhiều yếu tố để website chứa từ khoá trở nên uy tín theo lý thuyết của Google và đồng bọn (các search engine khác). trong đó có thể kể đến như là duy nhất sở hữu, đầu tiên sở hữu, nhiều người đọc và đánh giá tốt,…
Search engine optimization được ra đời dựa trên chuyện làm sao để các website sở hữu các từ khoá nhiều người tìm thoả mãn các yếu tố mà search engine yêu cầu. bước đầu tiên là có một website chứa từ khoá đó (landing page) và nó phải sạch sẽ, rõ ràng, phải tuân theo những gì mà search engine đưa ra về cấu trúc nội dung, kỹ thuật trên website bla bla. kế đó là phần “được nhiều người đánh giá tốt”.
Phần đầu dễ mà không dễ, phần thứ hai thì chắc chắn khó. bởi vì khó nên SEO bắt đầu được đẩy mạnh lên từ giai đoạn 2008, 2009. các chuyên gia SEO xuất hiện khá nhiều với rất nhiều lý thuyết chung quanh bài toán tối ưu trên hành vi search. giải quyết bài toán lòng tin của một cỗ máy cứng-mềm trong thời đại số hoá ra lại dễ với công nghệ. những phần mềm nhân rộng web để chứa backlink được tạo ra với tên gọi mỹ miều hệ thống build backlink. hàng loạt các nội dung tạo ra để câu kéo traffic với mong muốn tăng thứ hạng tìm kiếm. hiệu quả tăng theo kèm với rác.
Quay lại với website. ở góc độ là một nền tảng giao tiếp, website là một nơi chứa đựng nội dung với các tính năng tương tác phù hợp, phục vụ rất rõ ràng cho nhu cầu giao tiếp giữa người dùng thông qua các thiết bị phần-cứng như máy tính hay điện thoại thông minh. tuỳ theo nhu cầu giao tiếp giữa chủ sở hữu website với khách viếng thăm mà website có nhiều kiểu giao diện khác nhau. giao diện ngoài chuyện đẹp, nhìn sướng mắt, nhìn bắt mắt thì còn phải tiện và giữ được vai trò giữ chân người dùng để các hoạt động giao tiếp được liền mạch. vì vậy, hai khái niệm là UI (user interface) và UX (user experience) được ra đời. UI mang tính trendy và cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ, UX thì khác.
UX là cuộc chiến của dữ liệu. người làm web UX là người thiết kế các tương tác trên website thông qua nghiên cứu hành vi và trải nghiệm người dùng. UX không chỉ được dùng trong web mà được dùng từ rất lâu trong các hoạt động liên quan đến trải nghiệm người dùng. ở phạm vi thiết kế, UX trở nên quan trọng hơn trong kỷ nguyên web 2.0, khi các ứng dụng trên website được lập trình tốt hơn, lập trình viên có nhiều đất để múa hơn. đây là quãng thời gian khoảng từ sau 2009, 2010. nếu các bạn quan tâm đến internet Việt Nam, các bạn sẽ nhớ giai đoạn này với việc phát triển của các social network, intetnet game hay e-commerce,…
Quay lại một chút với UX và data. cơ bản thì data không đứng yên mà nó được làm lớn dần dựa trên các tương tác. data cũng không có nghĩa lý gì nếu không được làm sạch, chọn lọc (data cleaning), phân tích và làm rõ (data mining). kế đó mới là giải pháp có được dựa trên data trả về. tôi hay đặt câu hỏi là ở Việt Nam, hệ thống web nào có đủ data để có thể phân tích và tối ưu liên tục? lập trình viên và thiết kế viên nào có đủ dữ liệu để đọc rồi thiết kế các tương tác phù hợp hay bố cục lại các vị trí website? nếu không phải là nhân sự làm trong ngành e-commerce, sản phẩm nội dung số,… thì lấy đâu ra dữ liệu lẫn nguồn lực nhân sự? liệu rằng các giải pháp website nhỏ lẻ khác có làm bài bản về nghiên cứu UX hay không? có đủ nguồn lực để làm không.
Tôi tin là có, nhưng rất khó. UX không bao giờ là câu chuyện cảm tính. trong SEO hoặc xa hơn là web strategy, UX chắc chắn được tính toán tới, nhưng xin lỗi, tôi tin là những người có thể tính tới và đang làm hoạt động này ở Việt Nam không nhiều đâu. họ cũng không đi bán SEO là chắc chắn. tiền để nuôi họ, tôi cho là vất vả đối với bất kỳ doanh nghiệp bậc trung nào.
và nuôi cũng chẳng để làm gì nếu như không có một tầm nhìn chiến lược đủ tốt, đủ rõ về truyền thông trực tuyến.
2. PLATFORM
Ở trên tôi nói web là một software chạy trên môi trường internet. đúng hơn, web là một application software chạy trên môi trường internet, dựa theo nhu cầu tổ chức điều hành các nội dung trên web và tương tác giữa người dùng trên web bla bla nói chung là đoạn này lằng nhằng. ban đầu web chỉ là một tổ hợp nội dung được hiển thị dưới dạng văn bản siêu liên kết (website), khi bọn lập trình viên cảm thấy không thoả mãn với những gì bọn nó có được thì mới đẩy cuộc chơi đi xa hơn. và mọi thứ càng lúc càng xa khi desktop application chuyển qua web application rồi tới mobile application.
đến cuối cùng thì tất cả các application được tạo ra đều phục vụ một mục đích duy nhất là tương tác. xây dựng tương tác với người dùng, tổ chức các hoạt động tương tác và quản trị toàn bộ các hoạt động tương tác này. khái niệm nền tảng (digital platform) và user được hình thành như vậy.
các nền tảng tương tác mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy là gì? e-commerce platform, news platform, games platform, social network platform, email platform, chat flatform,… tới thời điểm hiện tại thì đủ cả tất các dịch vụ giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày như đi lại (uber, grab), lưu trú (traveloka, booking, agoda),… đó là chưa kể các ứng dụng về các nền tảng trung gian hỗ trợ các dịch vụ gia đình như giúp việc, gia sư, bác sỹ, học trực tuyến,… user và data là các keyword được nhắc đến nhiều.
trong marketing communications, web application tạo ra các nền tảng giao tiếp mới (communication platform) như email, social, corporate website,… tuỳ mục đích quản trị hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến mà các nền tảng này đứng lại cùng nhau thành một brand digital eco-system hoặc digital communication platform.
phần này sẽ viết chi tiết hơn, nhưng xin để bài sau.
3. TRANSFORMATION TRONG MARKETING
(hay cuộc dịch chuyển của ngành tiếp thị trong kỷ nguyên số 4.0 gì đó)
những năm 2010s chứng kiến một đợt dịch chuyển vĩ đại của ngành tiếp thị từ cũ sang mới theo sự phát triển của internet. hoạt động dễ nhận ra nhất là sự dịch chuyển trong ngành truyền thông (marketing communications) với sales, pr & advertising trên các traditional media channels sang new media channels. khái niệm digital được hiểu là bao gồm cả cũ và mới. không có sự tách biệt, mà chỉ có digital. không có sự lựa chọn, bởi vì chỉ có một lựa chọn. hoạt động truyền thông phải được diễn ra trên tất cả các phương tiện, cả truyền thống lẫn hiện đại. ngành truyền thông tiếp thị đã có sự chuyển đổi ngoạn mục như vậy trong suốt hơn mười năm trời xoay quanh điểm cốt lõi là số hoá toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ở hai mảng khác của tiếp thị là productions và operations lại là câu chuyện khác. internet mở ra một kỷ nguyên mà ở đó có quá nhiều công ty đã ra đời với sản phẩm nền tảng là số. khái niệm platform dần chứng minh cho công chúng thấy rằng sức mạnh của kết nối không biên giới và 247 quan trọng và đáng sợ đến mức nào. tự thân sản phẩm của một số doanh nghiệp đã là số, một số lượng lớn các doanh nghiệp truyền thống khác thì cảm thấy bị đe doạ nên bắt đầu có những sự điều chỉnh trong sản phẩm cốt lõi để chuyển dần sang số, hoặc thêm số như một lựa chọn bên cạnh sản phẩm cũ (ví dụ có thể nhìn thấy ở các ngành như bán lẻ, vận chuyển, lưu trú,…)
Marketing operations thì khác bởi công cuộc chuyển đổi trong quản lý vận hành đã có lịch sử vài mươi năm với những lý thuyết như ERP, CRM và các PMP, đến giờ vẫn không ngừng điều chỉnh. tuy nhiên, quản trị vận hành là câu chuyện vĩnh viễn đau đớn của bất kỳ doanh nghiệp nào. cấu trúc và tái cấu trúc luôn hao tổn quá nhiều tài nguyên, tâm sức của đội ngũ, chứ không chỉ lãnh đạo doanh nghiệp. số hoá các hoạt động quản lý vận hành, từ đó kết nối với các hoạt động truyền thông là chuyện khó khăn bởi những rào cản không nằm ở công nghệ mà ở con người, bộ máy và tư duy quản lý.
Chuyển đổi là quá trình painful mà khi cái đầu đã quyết, tay chân phải làm tới cùng. transformation về lý thuyết nghe sẽ rất sướng, bởi vì nó là tương lai, là lợi ích lâu dài. nhưng transformation chỉ nghĩ thôi để sướng thì chưa đủ, để nhảy vào làm thì đau đớn, hao tiền tốn của và mỏi mệt vô cùng. lợi ích nhẹ nhàng ngắn hạn đôi khi lại quan trọng hơn là tầm nhìn dài hạn
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/uanvn/permalink/2359875177410218/